Hôm nay0
Tháng này0
Năm này0
Theo nội dung đề án số 102/ĐA-UBND ngày 10/4/2025 của UBND huyện Đạ Huoai thì xã Phước Cát 2 sẽ sáp nhập với Thị trấn Phước Cát và xã Đức Phổ hình thành xã Cát Tiên 2.
Vì sao lại sáp nhập ba xã này với nhau?
- Về lịch sử hình thành, đặc điểm văn hóa: xã Đức Phổ, xã Phước Cát 2 và thị trấn Phước Cát ngày nay có lịch sử hình thành từ xã Đồng Nai (cũ). Hiện nay, 03 xã được kết nối giao thông trên trục đường tỉnh ĐT.721 và đường huyện ĐH.91, hệ thống đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt tỷ lệ 93%; bên cạnh đó thị trấn Phước Cát và xã Phước Cát 2 có đầu mối đường giao thông kết nối với xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước; qua đó, có điều kiện thuận lợi về phát triển thương mại, cung cấp dịch vụ.
Trên địa bàn có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Chùa Phước Cát; nhà thờ Phước Cát; ban Nghi lễ đạo Cao Đài Tây Ninh; cơ sở đạo Cao Đài Truyền giáo Cát Tiên và các công trình văn hóa biểu tượng: Làng Bù Đạt; nhà sàn các dân tộc (nhà sàn Tày, Nùng)… Nhân dân trên địa bàn từ nhiều vùng miền (miền Bắc, miền Trung, đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc và dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên) từ đó tạo nên sự đa dạng về phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống…. tạo nên địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch văn hóa lịch sử kết nối với du lịch văn hóa truyền thống (Lễ hội Lồng tồng, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên).
- Kết nối hạ tầng giao thông: Xã Cát Tiên 2 mới hình thành được phát triển dọc theo đường Tỉnh lộ ĐT.721 kết nối tỉnh Bình Phước; đường liên huyện ĐH 98 (TT Phước Cát - Phước Cát 2), ĐH.93 (TT Phước Cát - Đức Phổ), trục đường ven sông Đồng Nai là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp chuyên canh, chăn nuôi hộ gia đình...
- Phát triển kinh tế - xã hội: Nhờ có địa bàn liền kề với xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nên xã có lợi thế là trung tâm giao dịch thương mại, dịch vụ; từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Xã mới có địa hình nằm dọc theo bờ sông Đồng Nai có thổ nhưỡng đất đai màu mỡ (đất phù sa) đây thế mạnh phát triển vùng trồng cây ăn trái, cây lương thực thực phẩm. Người dân tộc thiểu số có truyền thống đan lát tạo điều kiện thuận lợi phát triển tiểu thủ công nghiệp. Qua đó tạo sự đa dạng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc sắp xếp 03 đơn vị tạo thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông: các trục giao thông liên vùng huyện, liên xã và các trục giao thông tuyến kết nối du lịch, kết nối sản xuất. Các xã đã được xác định là vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, phát triển lâm nghiệp gắn với bảo tồn, phát triển rừng; du lịch sinh thái.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Xã Cát Tiên 2 sau khi thành lập có diện tích rừng là 13.048 ha phân bố tại xã Phước Cát 2 hiện nay. Việc quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên được Kiểm lâm địa bàn, Ban Lâm nghiệp xã tuần tra, quản lý, bảo vệ.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững.
- Hạ tầng công nghệ thông tin, giải quyết TTHC: Việc bố trí trung tâm hành chính xã Cát Tiên 2 mới đảm bảo phù hợp với trục giao thông kết nối giữa thị trấn Phước Cát với xã Đức Phổ, xã Phước Cát 2 theo dọc Tỉnh lộ 721; cơ sở vật chất thị trấn Phước Cát cơ bản đảm bảo điều kiện làm việc của ĐVHC mới sau khi sắp xếp, phục vụ Nhân dân trong thực hiện TTHC.
Sau khi sắp xếp thì xã mới có điều kiện như thế nào?
- ĐVHC xã Cát Tiên 2, có diện tích tự nhiên là 177,26 km2 (đạt tỷ lệ 177,26%), dân số 15.042 người (đạt tỷ lệ 300,84%), dân tộc thiểu số 5.315 người (đạt tỷ lệ 35,33%).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Cát Tiên, xã Cát Tiên 3; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC xã Cát Tiên 2: Sử dụng UBND xã Đức Phổ (Đảng ủy, MTTQ); trụ sở UBND thị trấn Phước Cát (Chính quyền).
Những lợi ích của người dân Phước Cát 2 sau khi sáp nhập đơn vị hành chính?
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là vô cùng cần thiết mang lại nhiều thuận lợi cho sự đồng bộ và phát triển địa phương cũng như đất nước. Chính vì vậy mỗi người dân hãy chung tay đóng góp, xây dựng vì mục tiêu chung.